Trong bối cảnh Hoa Kỳ củng cố chính sách “Nước Mỹ trên hết”, căng thẳng thương mại toàn cầu sẽ định hình lại thị trường tài chính vào năm 2025. Biện pháp thuế mới nhất áp dụng mức 25% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Mexico và Canada, 10% đối với các sản phẩm năng lượng của Canada và tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 20%. Các biện pháp này có thể gây gián đoạn cho các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất, năng lượng và nông nghiệp, tạo ra rủi ro thị trường cũng như cơ hội giao dịch.
Phản ứng từ các đối tác thương mại sẽ quyết định liệu các cuộc đàm phán có xoa dịu căng thẳng hay làm leo thang xung đột, từ đó ảnh hưởng đến các chỉ số chính, thị trường hàng hóa và ngoại hối. Đối với các nhà giao dịch, môi trường không chắc chắn này mang đến cơ hội giao dịch nhờ tận dụng các biến động của thị trường.
Phản ứng kinh tế của Trung Quốc đối với chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
Trung Quốc đang tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và nới lỏng tài chính để chống lại ảnh hưởng thuế quan của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một cuộc tranh chấp kéo dài với Hoa Kỳ có thể tác động đến xuất khẩu và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hóa và sản xuất.
Để trả đũa, Trung Quốc đã áp thuế đối với than, khí thiên nhiên hóa lỏng, dầu và máy móc nông nghiệp của Hoa Kỳ trong khi thắt chặt các quy định đối với các công ty Hoa Kỳ như PVH Corp (may mặc) và Illumina (công nghệ sinh học). Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng đang tăng cường giám sát theo quy định đối với các công ty công nghệ Hoa Kỳ – điều này có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và tâm lý nhà đầu tư.
Cơ hội giao dịch:
- Chỉ số cổ phiếu: Tâm lý không chắc chắn có thể kích hoạt các cơ hội bán khống chỉ số FTSE China A50 Index (CHI50) và Hong Kong HSI Index (HK50), do HK50 có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc.
- Hàng hóa: Thay đổi điều kiện thương mại có thể dẫn đến biến động giá dầu, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và than khi Trung Quốc tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế bên ngoài Hoa Kỳ.
- Forex: Tranh chấp thương mại có thể tác động đến biến động của tỷ giá USD/CNH khi Trung Quốc quản lý các biến động tiền tệ để ứng phó với tác động thuế quan.
Vai trò của Mexico và Canada trong động lực thương mại
Mexico và Canada phải đối mặt với áp lực thuế quan mới, đặc biệt là đối với ngành ô tô, nông nghiệp và năng lượng. Mặc dù Hoa Kỳ đã trì hoãn một số biện pháp thuế quan, rủi ro thực hiện chính sách một cách toàn diện vẫn còn tồn tại, buộc cả hai quốc gia phải tìm kiếm các liên minh thương mại thay thế.
Mexico đang tích cực mở rộng thương mại với Trung Quốc, EU và Nam Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và sản xuất. Trong khi đó, lĩnh vực năng lượng của Canada, đặc biệt là xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên, phải đối mặt với rủi ro từ các gián đoạn thương mại tiềm ẩn của Hoa Kỳ. Để đáp trả, Canada đã áp dụng thuế quan trả đũa đối với hàng hóa của Hoa Kỳ, làm tăng thêm thách thức cho chuỗi cung ứng.
Cơ hội giao dịch:
- Chỉ số cổ phiếu: Thị trường cổ phiếu Mexico và Canada – được thể hiện thông qua chỉ số IPC Index và S&P/TSX Composite Index – có thể chịu áp lực do căng thẳng thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và sản xuất.
- Hàng hóa: Các nhà giao dịch tập trung vào ngành năng lượng nên theo dõi diễn biến dầu thô West Texas Intermediate và khí đốt tự nhiên, vì sự gián đoạn thương mại tiềm ẩn giữa Hoa Kỳ và Canada có thể ảnh hưởng đến giá những hàng hoá này.
- Forex: Các thông báo về thuế quan có thể thúc đẩy sự biến động của cặp tiền USD/CAD và USD/MXN, tạo ra cơ hội cho các nhà giao dịch forex.
Các kịch bản thương mại có thể xảy ra và cơ hội giao dịch
Kịch bản 1: Đàm phán dẫn đến sự ổn định của thị trường
Nếu căng thẳng thương mại dịu đi, Trung Quốc, Mexico và Canada có thể tăng lượng hàng hoá nhập khẩu của Hoa Kỳ – đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp ổn định các thị trường chính.
Cơ hội giao dịch:
- Căng thẳng thương mại dịu đi có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Hoa Kỳ như ngô, đậu nành và lúa mì sang Trung Quốc, Mexico và Canada, từ đó hỗ trợ giá hàng hóa nông nghiệp phục hồi.
- Các chỉ số cổ phiếu như S&P 500 và Dow Jones có thể tăng khi căng thẳng thương mại giảm bớt, giúp các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất và công nghệ hưởng lợi. Các nhà giao dịch có thể tận dụng cơ hội thông qua công cụ CFD chỉ số và cổ phiếu.
Kịch bản 2: Đòn trả đũa gây ra biến động thị trường
Nếu căng thẳng leo thang, chính sách thuế quan trả đũa và gián đoạn chuỗi cung ứng có thể dẫn đến hành động bán tháo trên thị trường cổ phiếu và biến động giá hàng hóa.
Cơ hội giao dịch:
- Tài sản an toàn như vàng có thể chứng kiến nhu cầu tăng lên khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự ổn định.
- Cổ phiếu công nghệ và ô tô có thể giảm, tạo ra cơ hội bán khống do gián đoạn chuỗi cung ứng và thuế quan.
- Giá dầu và đồng có thể biến động mạnh, tạo ra cơ hội giao dịch trong bối cảnh động lực cung và cầu thay đổi.
Khám phá tiềm năng giao dịch trong thị trường biến động
Cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ năm 2025 theo chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Trump đang định hình thị trường toàn cầu, tạo ra cả rủi ro và cơ hội. Các nhà giao dịch đi trước những thay đổi địa chính trị có thể tìm thấy tiềm năng trong thị trường forex, hàng hóa và chỉ số.
Vượt qua biến động thị trường với ATFX
ATFX gia tăng sức mạnh cho các nhà giao dịch thông qua những công cụ tiên tiến và CFD trên các loại tài sản chính, cho phép họ phản ứng theo thời gian thực đối với các chính sách thương mại đang thay đổi. Cho dù thị trường ổn định hay gặp biến động, ATFX đều sẽ hỗ trợ để bạn có thể giao dịch một cách tự tin.