Quý 1 năm 2025 đang đến rất gần, và nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức từ sự trở lại của Trump, các chính sách của ngân hàng trung ương và những thay đổi về địa chính trị. Sau năm 2024 đầy biến động, các chính sách có lợi cho doanh nghiệp của Trump có thể thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng, tài chính và công nghệ, nhưng chính sách thuế quan và kế hoạch bãi bỏ quy định có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và làm tăng giá hàng hoá. Lạm phát sẽ ảnh hưởng đến các quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang, kéo theo nhiều biến động hơn. Martin Lam, Trưởng bộ phận phân tích của ATFX ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khuyến nghị các nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư và duy trì khả năng thích ứng.
Mohammad Shanti, Trưởng phòng Nghiên cứu và Phân tích thị trường của ATFX, nhấn mạnh vào rủi ro lạm phát và gián đoạn thương mại, ngay cả khi đồng đô la Mỹ vẫn mạnh nhờ tăng trưởng kinh tế và chương trình nghị sự của Trump.
Tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu, tăng trưởng suy yếu và sự không chắc chắn về chính sách thuế quan của Mỹ khiến triển vọng thị trường càng thêm phức tạp. Tiến sĩ Mohamed Nabawy – Chuyên gia phân tích thị trường của ATFX ở khu vực MENA (Trung Đông – Bắc Phi) – nhấn mạnh rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ cắt giảm lãi suất, trong khi bất ổn chính trị ở Đức và Pháp khiến thị trường gia tăng biến động.
Nick Twidale – Trưởng bộ phận phân tích thị trường của ATFX (Úc), nhận xét rằng trong khi Ngân hàng Trung ương Úc đang duy trì nền lãi suất ổn định, lạm phát vẫn là mối lo ngại kéo dài. Đồng đô la Úc đã trải qua những đợt sụt giảm giá trị đáng kể – do đồng đô la Mỹ mạnh lên và những thách thức kinh tế toàn cầu, đặc biệt là những thách thức bắt nguồn từ Trung Quốc.
Nền kinh tế Anh đang phải vật lộn với tình trạng bất ổn chính trị, thất nghiệp và thị trường nhà ở suy yếu. Tuy nhiên, Gonzalo Canete – Trưởng bộ phận chiến lược thị trường toàn cầu của ATFX tin rằng các chính sách tài khóa từ chính phủ Đảng Lao động mới có thể hỗ trợ tăng trưởng, với tỷ giá GBP/USD có khả năng đạt 1,40 vào năm 2025, tùy thuộc vào dữ liệu kinh tế của Anh và chính sách thương mại của Mỹ. Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với nhiều khó khăn, ngay cả khi lãi suất tăng, và tỷ giá EUR/JPY có thể giảm xuống 147 do tình hình bất ổn chính trị ở châu Âu.
Jessica Lin, Chuyên gia phân tích thị trường toàn cầu của ATFX (Châu Á – Thái Bình Dương), tin rằng các chính sách của Trump có thể thúc đẩy lạm phát, từ đó tạo ra môi trường có lợi cho vàng như một công cụ phòng ngừa rủi ro. Vàng dự kiến sẽ nằm trong xu hướng tăng mạnh vào năm 2025 nhờ vào hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương, kế hoạch cắt giảm lãi suất của Mỹ và rủi ro địa chính trị.
Thị trường dầu mỏ có thể phải đối mặt với tình trạng cung vượt cầu vào năm 2025, với sản lượng đến từ các nước không thuộc tổ chức OPEC+ tăng. Gab Santos, Nhà chiến lược thị trường của ATFX (Philippines), nhấn mạnh vào công tác quản lý rủi ro trong môi trường biến động này.
Gabi Dahduh, Nhà phân tích thị trường cấp cao của ATFX (MENA), quan tâm đến những biến động của Bitcoin và tiến bộ công nghệ (ví dụ như sự chuyển đổi sang cơ chế Proof of Stake của Ethereum) mang lại cả rủi ro và cơ hội. Đa dạng hóa danh mục đầu tư và cập nhật thông tin về những thay đổi về quy định sẽ là chìa khóa quan trọng để giao dịch thành công trong môi trường biến động của tiền điện tử, vốn chịu ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất và bất ổn địa chính trị.
Jason Tee, Nhà chiến lược thị trường toàn cầu của ATFX (Châu Á – Thái Bình Dương), khuyến nghị rằng các nhà giao dịch nên áp dụng tư duy kiên trì và các chiến lược quản lý rủi ro mạnh mẽ. Cập nhật kiến thức liên tục cùng khả năng thích ứng sẽ giúp các nhà giao dịch điều chỉnh chiến lược trong thị trường biến động này.
Tóm lại, một chiến lược đầu tư chủ động, thích ứng là yếu tố cần thiết để vượt qua sự bất ổn của năm 2025. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy tải xuống Tạp chí Nhà giao dịch của chúng tôi!