Sự suy yếu của chỉ số S&P 500 vào ngày thứ Hai và thứ Ba tiếp tục kéo dài đến ngày thứ Sáu với nguy cơ điều chỉnh giảm.
SP 500 – Đồ thị ngày
Chỉ số S&P 500 đóng cửa dưới mức 5.000 vào ngày thứ Sáu với ngưỡng hỗ trợ trong khoảng 4.800-4.820.
Câu chuyện trọng tâm trong tuần tới sẽ là kết quả kinh doanh của công ty sản xuất chip AI hàng đầu Nvidia. Sự phấn khích của các nhà đầu tư trước tiềm năng của AI đã giúp cổ phiếu của Nvidia tăng hơn 46% kể từ đầu năm. Mức tăng vốn hóa thị trường $570 tỷ của công ty đã đưa Nvidia trở thành công ty có quy mô vốn hóa lớn thứ ba ở Phố Wall, chỉ sau Apple và Microsoft.
Các cổ phiếu AI khác cũng tăng trưởng theo Nvidia, bao gồm Super Micro Computer tăng 182% tính đến thời điểm hiện tại và Arm Holdings tăng gần 71%.
Keith Lerner, giám đốc chiến lược thị trường tại Truist Advisory cho biết: “Khi mọi người nói rằng thị trường đang có hiệu suất hoạt động tốt trong năm nay, họ thực sự có ý là ngành công nghệ đang hoạt động tốt và Nvidia là cốt lõi của tăng trưởng”. “AI đã tạo ra làn sóng phấn khích, và nếu tâm góc nhìn lạc quan đó không được chứng minh bằng kết quả kinh doanh thực tế thì bạn có thể thấy tâm lý thị trường sớm bị ảnh hưởng.”
Nvidia sẽ công bố kết quả kinh doanh vào ngày 21 tháng 2 tới. Các nhà phân tích kỳ vọng lợi nhuận sẽ đạt $4,56/cổ phiếu và doanh thu tăng lên $20,378 tỷ so với con số $6,05 tỷ của một năm trước.
Nhà đầu tư huyền thoại Jeremy Grantham tin rằng bong bóng AI sẽ vỡ.
“Các doanh nghiệp đều đặt hàng những con chip này để hỗ trợ công nghệ AI. Họ vẫn chưa biết mình sẽ sử dụng những con chip này để làm gì. Xu hướng này giống như việc bán xẻng trong cơn sốt vàng vậy.”
Grantham chỉ ra các chỉ số đang nằm ở mức cao hơn so với thước đo lịch sử, và cho rằng thị trường tăng giá bền vững chưa bao giờ bắt đầu từ đó.
Tình trạng bất ổn trên thế giới cũng là mối đe dọa đối với đà tăng của thị trường chứng khoán. Phân tích của Bloomberg về hàng trăm báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy số lượng thông tin đề cập về vấn đề Biển Đỏ hoặc “địa chính trị” đã tăng lên nhiều hơn.
Cuộc khảo sát các nhà quản lý quỹ mới nhất của Bank of America cũng cho thấy các nhà đầu tư coi địa chính trị là rủi ro lớn thứ hai đối với giá cổ phiếu chỉ sau lạm phát, mặc dù hai nguy cơ này có liên quan đến nhau. Các nhà quản lý được khảo sát kỳ vọng căng thẳng ở Biển Đỏ hoặc Trung Đông leo thang sẽ tạo thêm áp lực mới đối với giá dầu và cước vận chuyển.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến một số lực bán sau khi đạt mức cao kỷ lục gần đây, cho thấy các nhà đầu tư nên thận trọng. Có nhiều rủi ro phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài nước Mỹ, nhưng một báo cáo kết quả kinh doanh không được như kỳ vọng của Nvidia có thể khiến giá của những cổ phiếu dẫn đầu thị trường trong năm qua giảm mạnh.