Sự kiện Cục Dự trữ Liên bang đưa ra tín hiệu chuyển sang chính sách cắt giảm lãi suất đã làm tổn hại đến giá trị đồng bạc xanh trong tuần qua.
Chỉ số Dollar – Đồ thị ngày
Chỉ số đô la hiện đang ở mức 102,55 sau khi xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 103 một lần nữa. Lực cầu xuất hiện khi giá giảm xuống mức 101,77, nhưng nếu không thể tăng lại lên trên mức 103 thì giá có thể giảm sâu hơn.
Chỉ số đô la Mỹ đo lường giá trị đồng bạc xanh so với các đồng tiền chính khác trên thế giới, và đồng Đô la yếu đi sẽ thúc đẩy các đồng ngoại tệ khác tăng giá.
Sau một thời gian Fed liên tục tăng mạnh lãi suất, vào tuần trước ngân hàng trung ương này đã chuyển từ chính sách tạm dừng tăng lãi suất sang khả năng thực hiện lộ trình cắt giảm. Các quan chức của Fed hiện đang cố gắng kiềm chế ảnh hưởng của những dự đoán bị thổi phồng của thị trường. Austin Goolsbee đến từ Fed tại Chicago phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với CNBC:
“Phải chăng vấn đề không phải là những gì bạn nói hay những gì Chủ tịch Fed nói, mà là những gì Fed nghe được và những gì họ muốn nghe?”
“Tôi bối rối trước những gì thị trường đang quy kết. Tôi ngạc nhiên khi thị trường phản ứng theo cách đó… thị trường đang đi trước thực tế một chút… mọi người nhảy luôn đến phần kết quả cuối cùng, và nghĩ rằng ‘Chúng ta sẽ nhanh chóng trở lại với chính sách bình thường hóa’, và tôi không tin điều đó sẽ sớm xảy ra”.
Ông cũng xác nhận một quan chức Fed khác đã đề cập về việc Fed sẽ không thảo luận về kế hoạch cắt giảm lãi suất trong tương lai tại cuộc họp.
Goolsbee cho biết: “Chúng ta không nên tranh luận một cách võ đoán về các chính sách tương lai cụ thể”.
Thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ có thể đã phóng đại khả năng cắt giảm lãi suất vào năm 2024 – và đây sẽ là chủ đề cho năm tới.
Tuần này, nhiều dữ liệu kinh tế sắp công bố có thể sẽ hỗ trợ hoặc làm suy yếu giá trị của đồng đô la Mỹ.
Thứ Tư là ngày công bố chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đối với nền kinh tế, tiếp theo là xác nhận cuối cùng về tăng trưởng GDP vào ngày thứ Năm. Ngày thứ Sáu nối tiếp với chỉ số tâm lý người tiêu dùng, dữ liệu lạm phát bao gồm PCE lõi và dữ liệu hàng hóa lâu bền – đo lường bằng giá trị đầu tư của doanh nghiệp vào nhà xưởng và máy móc.
Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ cũng có thể dẫn đến khả năng lãi suất vẫn sẽ giữ ở mức cao. Tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ tăng trưởng mạnh 5,2% trong quý 3 và vượt qua Trung Quốc – quốc gia trước đây là động lực tăng trưởng của thế giới.
Innes McFee – nhà kinh tế trưởng của Oxford Economics cho biết: “Nền kinh tế Mỹ đã hoạt động tốt hơn so với các nước khác trong năm qua”. Liên minh châu Âu và Anh đang tiến gần đến suy thoái, trong khi Nhật Bản và Canada đang cho thấy dấu hiệu hụt hơi.
Giả sử các nhà đầu tư tin rằng sức mạnh nền kinh tế Mỹ có thể được duy trì trong tương lai. Trong trường hợp đó, họ có thể giảm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào năm 2024 và điều này thúc đẩy đồng Đô la tăng giá.