Thứ Năm tuần này, chỉ số blue-chip gồm 50 cổ phiếu của Trung Quốc có thể giảm mạnh do số liệu sản xuất dự kiến sẽ kém khả quan.
CHINA 50 – Đồ thị ngày
Chỉ số CHINA 50 hiện đang ở quanh mức 11.690 – gần với mức thấp nhất trong tháng 10 và có khả năng hình thành đáy đôi.
Số liệu sản xuất của Trung Quốc sẽ được công bố vào lúc 9:30 sáng theo giờ HKT. Theo một cuộc thăm dò của Reuters, hoạt động sản xuất của Trung Quốc dự kiến sẽ suy yếu. Các chủ sở hữu nhà máy đang phải vật lộn trong một môi trường đầy thách thức để giành được các đơn đặt hàng trong và ngoài nước.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) chính thức được kỳ vọng sẽ cải thiện lên mức 49,7 trong tháng 11 từ mức giảm bất ngờ của tháng trước là 49,5. Đa số những nhà phân tích được hỏi trong cuộc khảo sát của Reuters ước tính chỉ số này sẽ duy trì dưới mức 50.
Con số 50 là một mốc rất quan trọng phân định ranh giới tình hình sản xuất đang mở rộng hay thu hẹp. Nếu Trung Quốc bất ngờ công bố chỉ số này tăng vọt lên trên mốc 50, tâm lý của các nhà phân tích có thể sẽ trở nên lạc quan hơn.
Các nhà kinh tế vẫn nhận thấy Trung Quốc đang gặp khó khăn trong thúc đẩy tăng trưởng, bất chấp một số dấu hiệu tích cực trong dữ liệu tháng 10. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã gây thất vọng về khả năng phục hồi vững chắc hậu COVID. Các vấn đề thế giới cũng tác động đáng kể lên nền kinh tế Trung Quốc khi nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn. Một số biện pháp hỗ trợ chính sách của chính phủ chỉ cho thấy tác dụng khiêm tốn, nhưng nền kinh tế đã phục hồi tốt sau các vấn đề liên quan đến bất động sản.
Tăng trưởng lợi nhuận tại các công ty công nghiệp Trung Quốc đã giảm trong tháng trước, sau khi ghi nhận mức tăng 11,9% trong tháng 9 và 17,2% trong tháng 8 – mà các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân là do chi phí đầu vào. Tuy nhiên, nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp khiến các nhà phân tích lo ngại rằng Trung Quốc có thể bắt đầu chứng kiến tình trạng trì trệ giống như Nhật Bản vào cuối thập kỷ này, trừ khi các nhà hoạch định chính sách thực hiện các hành động để thúc đẩy nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình.
Hôm thứ Ba, lãnh đạo ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết ông “tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ đạt được sự tăng trưởng lành mạnh và bền vững vào năm 2024 và trong tương lại xa hơn”, nhưng cũng nói thêm đất nước này cần phải thực hiện cải cách cơ cấu để giảm thiểu sự phụ thuộc vào đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản. Các cố vấn cho biết chính phủ sẽ cần thực hiện thêm các biện pháp kích thích nếu muốn duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm là “khoảng 5%” vào năm tới, phù hợp với mục tiêu của năm nay.
Đó là triển vọng dài hạn, nhưng trong ngắn hạn số liệu sản xuất dự kiến sẽ chỉ ở mức thấp hơn mức 50. Nếu chỉ số này bất ngờ tăng lên, thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể tạo đáy và phục hồi.